Sau đây Wiki Bệnh học xin đưa ra những vấn đề đáng quan tâm về tình trạng khóc và cơn colic ở trẻ em dành cho các ai đang tìm kiếm câu trả lời chính xác về vấn đề thường gặp này ở trẻ em.
Có nhiều khi bạn bắt gặp những tình huống mà dân dan gay gọi là khóc dạ đề hay trẻ khó nuôi... Khiến không ít cảnh cả bố, mẹ và thậm chí cả gia đình thức trắng đêm vì trẻ, cũng không ít trong số đó đến với phòng khám, đêm trực của chúng ta với tình trạng quấy khóc liên tục mãi mà không dỗ được, có không ít các bác sĩ cứ quy cho đó là cơn đau bụng có thắt hay cơn colic nhưng thực sự chưa thực sự hiểu được có những vấn đề gì, cần loại trừ những gì,... hi vọng qua bài dịch và tổng hợp dưới đây có thể giúp làm sáng tỏ thêm phần nào.
Trường hợp lâm sàng
Gia đình của một bé trai 2 tuần tuổi mang cậu bé đến khoa cấp cứu bởi vì cấu bé cứ khóc miết hơn 4 tiếng đồng hồ. Bé không có tiền sử sốt nôn, đi chaye, nhiễm trùng hô hấp trên hay thay đổi việc ăn uống gì, vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn.
Thăm khám thực thể, sơ sinh phát triển khỏe mạnh và nuôi dưỡng tốt. cân nặng trong giới hạn bình thường. Mặc dù bé quấy và khóc, bé không sốt và các dấu hiệu sống đều bình thường. Các thăm khám thực thể khác đều trong giới hạn bình thường. (Hình ảnh minh họa: internet)
Câu hỏi:
1. Dạng khóc nào bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
2. Colic là gì?
3. Những tình trạng nào có liên quan đến khó ckéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
4. Những yếu tố chính trong việc tham khám một đứa trẻ nhỏ hoặc sơ sinh vào viện vì khóc.
5. Những xét nghiệm nào cần được chỉ định ở những trẻ này.
6. Những chiến lược điều trị nào có thể hướng dẫn cho bố mẹ làm dịu đi những cơn khóc hoặc cơn colic đó ở trẻ.
Khóc và cơn colic
Khóc, là một cách giao tiếp quan trọng giữa trẻ và người chăm sóc, không đặc hiệu và có nhiều kích thích có thể dẫn đến những đáp ứng tương tự ( ví dụ như: đói, mệt, đau...). Bố mẹ cho rằng họ có thể phân biệt giữa những loại khóc đó ở trẻ. Khóc có thể được chia thành 3 nhóm: Bình thường hoặc khóc sinh lý, khóc quá mức do các kích thích hoặc bệnh lý, và khóc quá mức (excessively) mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Khác biệt giữa bình thường và quá mức có thể mang tính định tính nhiều hơn là định lượng. Một số thăm khám cần được nhớ PURPLE (màu đỏ tía) đặc trưng cho khó trong suốt gia đoạn đầu đời, tập trung định tính có thể đánh lừa người chăm sóc.
- P: peak pattern (increases weekly until 2 months of age);
- U: unexpected bouts of crying;
- R: resistance to soothing measures;
- P: pain-like facial grimacing;
- L: long periods of crying;
- E: evening clustering.
- P: Dạng đỉnh (tăng từ vài tuần cho đến 2 tháng tuổi).
- U: Những cơn không đoán trước được.
- R: Kháng cự lại những cách xoa dịu.
- P: Nhăn nhó mặt giống như đau.
- L: Những chu kỳ kéo dài.
- E: thường tập trung vào buổi tối.
Quyết định khóc đó có phải là quá mức hay không với bố mẹ tùy vào những mong đợi và ngưỡng chịu đựng. Rõ ràng sự quan tâm bố mẹ về khóc dữ đó hoặc thờ ơ không chú ý gì cả. Nếu như bố mẹ phàn nàn rằng bé hoặc trẻ không dỗ được hoặc tiếp diễn thì đó là khóc quá mức, và khóc đó có nguyên nhân cơ quan nền nào đó
.
Cơn đau bụng co thắt (colic), được hiểu rất mơ hồ,lành tính, tình trạng tự giới hạn, rơi vào loại thứ 3 (ở trên). Đặc điểm không thể giải thích được việc khóc hay quấy ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường xảy ra vào chiều tối hoặc buổi đêm. Suốt cơn thì trẻ khóc và gặp gối vào ngực hoặc co cứng chân, duỗi khuỷu, bàn tay nắm chặt và ửng đỏ (hình vẽ). mặc dù những trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể biểu hiện bộ dạng rất đáng thương trong cơn, nhưng trái lại chúng vẫn khỏe mạnh, ăn tốt và tăng cân đều.
Dịch tễ học
Định tính, khóc quá mức chung quy lại là bất kỳ cơn khóc nào mà làm cho bố mẹ quan tâm hoặc lo lắng.
Định lượng, xác định khóc quá mức dựa vào kết quả của nghiên cứu của Brazelton’s về trẻ sơ sinh bình hường và nhủ nhi. Khóc quá mức bắt đầu vào tuần tuổi thứ 2 ( thời gian khóc trung bình mỗi ngày khoảng 2 giờ), đỉnh vào 6 tuần tuổi ( thời gian khóc trung bình khoảng 3 giờ/ngày), và goảm dần nhỏ hơn 1 giờ/ngày cho đến khoảng 12 tuần tuổi. Rõ ràng, nhiều cơn khóc xảy ra trong những giờ buổi tối, đặc biệt trẻ từ 3-6 tuần tuổi.
Mặc dù nhiều trẻ sơ sinh và nhũ nhi có thể biểu hiện những dạng quấy khóc khá tương tự nhau mà đỉnh là khoảng 6 tuần tuổi. ở những trẻ đó có cơn colic có xu hướng không giảm trong thời gian dài hơn và khóc với mức độ dữ dội hơn. Colic ảnh hưởng 10-20% trẻ mới sinh và trẻ nhỏ hơn 3 tháng.
Không có sự biến đổi theo mùa trong năm và sữa mẹ và sữa công thức đều có ảnh hưởng như nhau. Colic thường thường bắt đầu ở 2-3 tuần , đỉnh ở 6-8 tuần và được giải quyết cho đến 3-4 tháng, Trong y văn nói về colic, định nghĩa colic thường sử dụng nhất là định nghĩa từ Wessel và cộng sự. Mô tả những trẻ bị colic ( colicky babies) như là có những đợt quấy khóc kịch phát không thể giải thích được và quấy khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, > 3 ngày/ tuần và kéo dài hơn 3 tuần. ( Quy tắc sô 3).
Bệnh cảnh lâm sàng
Những đứa trẻ colic trái ngược với những trẻ mới sinh hoặc trẻ nhỏ hơn 3 tháng ở điểm khóc và quấy không dỗ được trong thời gian dài, thường vào buổi chiều tối. Cơn khóc thường được giải quyết trong vài giờ.
Sinh lý bệnh
Khóc là một phát âm phức tạp mà thay đổi trong suốt năm đầu tiên của sự phát triển trẻ. Trong những tuần đầu tiên, khóc là một dấu hiệu răng trẻ sơ sinh đang trải qua những rối loạn trong điều hòa nội mô ( ví dụ như đói, khó chịu,...).
Như những đứa trẻ trưởng thành và bắt đầu phân biệt được những yếu tố kích thích nội sinh với ngoại sinh, khóc có thể cũng là chỉ điểm cho việc có quá ít hay quá nhiều những kích thích từ môi trường. Suốt nửa sau của năm đầu, trẻ trưởng thành về thần kinh và có thể kiểm soát việc khóc chủ ý, khóc có thể là biểu hiện của những yếu tố ảnh hưởng khác ( ví như thất vọng hay sợ hãi...).
Có rất nhiều những giải thích về bệnh sinh của colic đã được đưa ra. Một vài tác giả tin rằng colic có thể không có nguyên nhân bệnh sinh thực thể nhưng đơn giản là có biến đổi quá mức trong việc khóc bình thường của trẻ.
Tình trạng này có thể gây bởi một số yếu tố thường gặp như dị ứng, bất dung nạp sữa bò, bất thường nhu động ruột hoặc gia tăng hơi trong ruột... Những người khác thì cho rằng colic gây bởi những vấn đề trong tương tác giauwx trẻ và môi trường, đặc biệt là bố mẹ.
Giả thuyết về sự tương tác này đòi hỏi không chỉ là khóc quá mức trong quá khứ của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ mà còn việc bố mẹ không thể dỗ dành được trẻ. Thuyết “missing fourth trimester” ( bỏ sót quý thứ 4) cho rằng trẻ khóc vì chúng được sinh ra sớm hơn 3 tháng ( ví dụ: thai kỳ nên được kéo dài thêm 3 tháng nữa).
Không có bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. Trong khi những lo lắng của bố mẹ cũng đóng một vai trò trong cơn colic vẫn còn là vấn đề tranh luận. Nhiều hơn một trong những yếu tố đó có thể góp phần nên bệnh sinh của colic.
Chẩn đoán phân biệt
Một đợt cấp của khó dữ dội có thế sau bệnh lý như sốt, viêm tai giữa,.. Một bệnh lý cơ quan nên được nghĩ đến ở trẻ mới sinh hoặc trẻ nhỏ mà có khóc không dỗ được khởi phát cấp. Một số nguyên nhân thường gặp được liệt kê ở dưới đây, một số tình trạng xảy raowr dạng mạn tính hoặc tái diễn, chủ yếu là khi tình trạng không được điều trị.
Tự phát (*)
Colic (*)
Nhiễm trùng
- Viêm tai giữa
- Nhiễm trùng tiết niệu
- Viêm nướu lợi
- Viêm màng não
Dạ dày ruột
- Táo bón
- Nứt kẽ hậu môn
- Chướng hơi
- Rối loạn nhu động ruột
- Trào ngược
- Lồng ruột
Chấn thương
- Trầy xước giác mạc
- Dị vật mắt
- Hội chứng Hair tourniquet
Hành vi (*)
- Quá kích thích
- Chứng thức giấc nửa đêm dai dẳng (Persistent night awaking )
Dị ứng thuốc
- Phản ứng sau tiêm chủng ( thường với tiêm bạch hầu - uốn ván- ho gà trước đó).
- Hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh ( thuốc ngủ).
Ngược đãi trẻ em
- Gãy xương dài
- Xuất huyết võng mạc
- Xuất huyết nội sọ
Huyết học
- Đợt tan máu cấp HC hình cầu
Tim mạch
- Rối loạn nhịp ( nhịp nhanh trên thất)
- Suy tim xung huyết
- Động mạch vành trái bất thường.
(*) Có thể biểu hiện cấp tính hoặc tái diễn.
Chẩn đoán phân biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những đợt tái diễn và thức giấc nửa đêm có liên quan đến quấy khóc tập trung nhiều hơn về hành vi và khí chất. Colic, hội chứng cai thuốc hoặc khí chất khó khăn có thể gây ra đợt tái phát. sẽ được thảo luận ở bài khác.
Đánh giá
Thăm khám kĩ lưỡng thực thể và hỏi tiền sử kĩ lường thường cung cấp những gợi ý để chẩn đoán
Tiền sử:
Cần tập trung vào tiền sử để xác định được có bất kỳ những triệu chứng liên quan nào, hơn nữa những bối cảnh xảy ra cơn colic ( suốt ngày hay buổi đêm)
- Đây là lần đầu tiên khóc không dỗ được hay tái diễn?
- Có sốt không?
- Có cảm cúm, nôn hay tiêu chảy?
- Khó bú không? sữa công thức hay sữa mẹ?
- Có té ngã?
- Làm gì khi trẻ khóc?
Thăm khám thực thể
Thăm khám toàn diện đòi hỏi được tiến hành để chẩn đoán chính xác. Những gợi ý chi tiết sau:
- Nhìn kĩ da trẻ sau khi trẻ được bộc lộ hoàn toàn tìm kiếm bất kỳ vết bầm tím, vết lằn nào không?
- Sờ dọc tất cả các xương dài để phát hiện gãy xương ẩn.
- Thăm khám tất cả các ngón tay chân và bộ phận sinh dục để kiểm tra quấn chặt do lông/tóc.
- Thăm khám võng mạc để tìm kiếm xuất huyết ( có thể có gợi ý chấn thương đầu trước đó).
- Lận mí mắt để kiểm tra dị vật
- Nhuộm fluorescein giác mạc để tìm kiếm trầy xước giác mạc.
Xét nghiệm
Ngoại trừ phân tích nước tiểu, phần lớn những xét nghiệm theo dõi khác đều có thể không cần thiết. Xét nghiệm lựa chon có thể được gợi ý bởi tiền sử và thăm khám thực thể ( ví dụ: trẻ mới sinh hoặc nhũ nhi có sốt mà không có nguyên nhân rõ ràng nên được làm xét nghiệm về nhiễm trùng ( máu, nước tiểu, dịch não tủy..). Phân tích nước tiểu có thể cung cấp những gợi ý về nguyên nhân chuyển hóa bên dưới. Khi mà những thăm khám và hỏi bệnh sử không gợi chẩn đoán được, đưa trẻ vẫn tiếp tục khóc không dỗ được nên nghĩ đến có nguyên nhân nền nghiêm trọng ( VD: xuất huyết nội sọ, nuốt thuốc). Đòi hỏi phải làm thêm nhiều đánh giá, theo dõi và xét nghiệm.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp XQuang xương dài có thể cần thiết trong một số tình huống ( VD: trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có đau khi sờ vào dọc xương dài, nghĩ đến ngược đãi trẻ em). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xuất huyết ovngx mạc nên được làm CT scan.
Điều trị
Quản lý và điều trị tùy thuộc vào việc xác định nguyên nhân gây tình trạng đó. Những bệnh lý cơ quan nền ( nhiễm trùng tiểu, gãy xương) cần được điều trị. Quản lý cơn colic tùy thuộc vào vviẹc đoán chừng nguyên nhân của nó. Người bác sĩ cần phải đảm bảo chắc chắn rằng bố mẹ nhận thức rõ về sự lành tính của cơn colic và cải thiện theo thời gian. Bác sĩ cũng cần tạo môi trường thân thiện, chu đáo để bố mẹ có thể bộc bạch những quan tâm và thất vọng của họ. Đảm bảo việc hướng dẫn cách cho bú, kĩ thuật bồng bế ( Quấn tả, vỗ về, ru...)
Một số chiến lược quản lý được phát triển đặc hiệu để giảm nguy cơ rằng trẻ sẽ bị tổn thương bởi người chăm sóc quá thất vọng. Giáo dục dưới hình thức tờ rơi hoặc video hướng dẫn được dùng để phòng ngừa chấn thương đầu do ngược đãi.
Những gợi ý trong quản lý cơn co lic nên được cá nhân cho trẻ và gia đình họ. Những kĩ thuật thông thường:
- Làm yên lòng bố mẹ
- Giáo dục gia đình
- Thay đổi những kĩ thuật cho bú và bồng bế trẻ.
- Thay đôi môi trường nhận cảm giác quan của trẻ
- Phòng ngừa nuột hơi
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng
- sử dụng thuốc
- Liệu pháp điều trị thay thế và hỗ trợ
- Tăng cường việc chăm sóc
- Xử trí nhanh với khóc.
Những liệu pháp điều trị thay thế và hỗ trợ đã từng được sử dụng trước đây để điều trị colic. Bằng chứng từ những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhỏ gần đây đã cho thấy những sản phẩm sức khỏe thiên nhiên, điều chỉnh dinh dưỡng, thuật nắn đầu, massage trẻ và giáo dục hành vi có những hi vọng cho những trẻ này nhưng cần thêm những nghiên cứu lớn hơn về tính an toàn và hiệu quả của những phương pháp này.
Thay đổi những nhận cảm của trẻ ( ví dụ như âm thanh và cử chỉ vuốt ve) có thể làm cải thiện tình trạng của trẻ. Dựa theo giả thuyết “missing fourth trimester” , tái tạo lại môi trường như trong buồng tử cung cho trẻ bởi đặt tư thế cò súng - ánh sáng êm dịu và tăng cường sự thoải mái. 5 thủ thuật có thể tạo môi trường tử cung giả: Quấn bằng tả, tư thế bên hoặc tư thế dạ dày, yên tĩnh, đu đưa và mút.
Quy tắc 5Ss: swaddling, side or stomach position, shushing, swinging, and sucking. Những khuyến cáo hơn nữa bởi người đề xuất giả thuyết này cho rằng 3-5 nghiệm pháp đó nên được thực hiện để cố gắng tạo ohản xạ thư giãn.
Cách dự phòng phòng ngừa nuốt hơi vào ruột cũng có thể có ích. Những kĩ thuật đó bao gồm việc cho ăn ở tư thế thẳng đứng và hạn chế thời gian mút núm vú hoặc chai đến khoảng 10 phút, sau thời gian này, lượng khí lớn hơn theo lượng sữa bú vào). Một số trẻ ăn rất nhanh và nuốt một lượng khí lớn. Những trẻ đó ợ mỗi 5-10 phút trong quá trình bú/ ăn có thể giảm khó chịu do nuốt quá nhiều khí. Giảm kích thước lỗ mút bình bú có thể giảm nuốt khí.
Những cách để giảm co thắt ruột ( ví dụ: massage bụng, tắm ấm, tránh ăn quá nhiều) có thể có lợi. Sử dụng nhiệt kế trực tràng để giảm co thắt trực tràng và do đó giải phóng khi tồn lưu cũng nên khyến khích.
Những dữ liệu trong thay đổi chế độ ăn như là sử dụng chế độ ăn ít dị ứng bởi cho bú mẹ, mặc dù chưa được chứng minh nhưng cũng gợi ý rằng có thể có ích. Nhìn chung, những điều chỉnh chế độ ăn đó nên hạn chế trong những trẻ có thêm triệu chứng của dị ứng ( ví như sò sè, ban) hoặc bất dung nạp ( nôn, tiêu chảy, đại tiện phân máu, sụt cân).
Một số thuốc, bao gồm kháng cholin, barbiturates, nhuộn trường, chống đầy hơi có hiệu quả hạn chế và tốt nhất nên tránh sử dụng. Hiện tại, một số thuốc chống đầy hơi ( VD simethicone) được kê đơn nhiều nhất mặc dù những thiếu hụt bằng chứng khoa học về hiệu quả của chúng, bố mẹ cho rằng chúng có hiệu quả.
Nếu như không có bằng chứng tác dụng phụ, khối lượng thuốc thảo dược ( ví dụ trà chamonmile) lượng hạn chế ( ví dụ1-2oz/ngày) có thể sử dụng nếu như làm vừa ý các bậc phụ huynh.
Cuối cùng, bác sĩ lâm sàng nên khuyến khích gia đình phản ứng với trẻ khóc nhanh nhạy và bế trẻ càng lâu nếu có thể ( ví dụ tối thiểu 3-4 giờ/ngày).
Bố mẹ nên được khuyên rằng họ có thể làm hư trẻ nhỏ hơn 4 tháng và họ có thể cải thiện hành vi của trẻ thông qua việc tăng chăm sóc của họ.
Hiện tại, tiếp cận quản lý colic dựa vào bằng chứng nhất bao gồm việc bế bồng, quấn tả và làm thoải mái cho trẻ, thử điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ, hạn chế lượng trà thảo mộc, và cố gắng giảm đến mức tối thiểu những kích thích từ môi trường.
Tiên lượng
May mắn là bệnh sử những cơn khóc dai dẳng ở trẻ có thể được giải quyết qua thời gian. Mẹ của trẻ có nhiều khả năng hơn ngừng cho bú sớm và cũng có nguy cơ cao hơn trầm cảm sau sinh. Những đứa trẻ quấy khóc quá mức có nguy cơ cao bị ngược đãi.
Mặc dù có một số gợi ý rằng có thể có liên quan giữa cơn đau colic và việc gia tăng nguy cơ hội chứng ruột kích thích sau này hoặc làm gia tăng biểu hiện hành vi quá mức ra bên ngoài ( ví dụ: tăng động, giảm khả năng thích ứng...), tuy nhiên chưa có nghiên cứu hệ thống nào chứng minh được những vấn đề đó.
Giải quyết trường hợp lâm sàng
Trẻ được mô tả trong trường hợp trải qua một đợt cấp khóc không giải thích được. Mặc dù tahưm khám thực thể bình thường, bé vẫn cần được theo dõi trong vòng 1 giờ ở khoa cấp cứu bởi vì khóc trẻ vẫn còn. Sau đó, xét nghiệm nhiễm trùng nên được bắt đầu, có thể có nhiễm trùng đường tiểu kèm theo.
Phân tích về tình trạng khóc và cơn colic ở trẻ em |
Cardi Tran Nhan
Dịch và tổng hợp từ bài viết về colic trong cuốn
AAP - Berkowitz's Pediatrics: A Primary Care Approach, 5th.
Patient information: Colic (excessive crying) in infants , uptodate
và các hình ảnh minh họa trên internet
Nguồn Wiki Bệnh Học
Đăng nhận xét