THIẾU MÁU
ĐỊNH NGHĨA:
- Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hoặc khối hồng cầu trong 1 đơn vị thể tích máu so với giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.
- Theo WHO, thiếu máu khi:
+ Trẻ:
· 6 tháng – 6 tuổi: Hb < 110 g/L.
· 6 -14 tuổi: Hb < 120 g/L.
+ Người trưởng thành:
· Nam : Hb < 130 g/l.
· Nữ: Hb < 120 g/l.
· Nữ có thai: Hb < 110 g/l.
- Thiếu máu là một bệnh thường gặp ở trẻ em.
- Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu:
+ Thiếu máu thiếu sắt (phổ biến nhất).
+ Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12.
+ Thiếu máu thiếu protein.
+ Thiếu máu do sử dụng sắt kém (ít gặp).
- Thiếu máu do giảm sản và bất sản tuỷ:
+ Giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần (hội chứng Diamond-Blacfan).
+ Suy tuỷ mắc phải, bẩm sinh (bệnh Fanconi).
+ Thâm nhiễm tuỷ: bạch cầu cấp, các ung thư di căn vào tuỷ.
- Nguyên nhân khác:
+ Suy thận mãn.
+ NK mạn tính.
+ Bệnh collagen.
+ Thiểu năng giáp.
- Tan máu do nguyên nhân bất thường tại hồng cầu (bẩm sinh, di truyền):
+ Bệnh ở màng hồng cầu: bệnh hồng cầu nhỏ hình cầu (Minkowski - Chauffard), hồng cầu hình thoi, hồng cầu hình răng cưa di truyền (Stomatocystosis)…
+ Bệnh về hemoglobin: α-thalasemia, β-thalasemia, bệnh HbE, HbS, HbC, HbD...
+ Bệnh thiếu hụt enzym hồng cầu: thiếu G6PD (Gluco-6 phosphat-dehydrogenase), thiếu Pyruvat - kinase, thiếu Glutathion reductase.
- Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu (mắc phải):
+ Tan máu miễn dịch: bất đồng nhóm máu mẹ - con: Rh, ABO, tan máu tự miễn.
+ Nhiễm khuẩn: sốt rét, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu…
+ Nhiễm độc thuốc như Sunfonamid, Thiazid, Phenylhydrazin, thuốc sốt rét, Nitrit hoặc hoá chất, nọc rắn, nấm độc...
+ Cường lách.
+ HC ure huyết cao.
- Chảy máu cấp:
+ Do chấn thương.
+ Giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết đường tiêu hoá.
+ Xuất huyết não màng não do vỡ phình mạch máu.
+ Do rối loạn quá trình cầm máu: giảm tiểu cầu, Hemophilia, giảm Prothrombin.
- Chảy máu mạn tính, từ từ: giun móc, loét dạ dày-tá tràng, trĩ sa trực tràng.
Cách phân loại thiếu máu này chủ yếu dựa vào thể tích trung bình hồng cầu (MCV) và nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC), gồm 3 loại:
2.1. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ: MCV< 80 fl, MCHC< 30 g/dl
- Sắt huyết thanh giảm:
+ Thiếu sắt.
+ Chảy máu mạn tính.
+ Viêm nhiễm.
- Sắt huyết thanh tăng:
+ Bệnh hemoglobin như Thalassemia, huyết sắc tố bất thường.
+ Không sử dụng được sắt, thiếu vitamin B6.
+ Ngộ độc chì.
2.2. Thiếu máu đẳng sắc, hồng cầu bình thường: MCV: 80-100 fl, MCHC > 30 g/dl
- Thiếu máu giảm sản và bất sản tuỷ.
- Thiếu máu do tuỷ bị thâm nhiễm.
- Thiếu máu do chảy máu cấp tính.
- Một số tan máu, cường lách.
2.3. Thiếu máu hồng cầu to:MCV > 100fl, MCHC > 30 g/dl
- Thiếu acid folic, vitamin B12.
- Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do rối loạn đồng hoá vitamin B12.
- Rối loạn tổng hợp ADN di truyền, do thuốc.
MCV (fl) | < 80: HC nhỏ | 80-100: HC bt | >100: HC to |
MCHC (g/dl) | < 30: nhược sắc | >30 : đẳng sắc | >30: đẳng sắc |
- Một phân loại mới về bản chất thiếu máu. Dựa vào MCV và RDW (Red cell Distribution Width: dải phân bố kích thước hồng cầu).
- Bình thường RDW là 11,5 - 14,5%.
RDW | MCV | ||
Nhỏ | Bình thường | To | |
Bình thường | - Thalasemia dị hợp tử | - Bệnh mạn tính - Bệnh gan - Hoá trị liệu - Lơxêmi kinh thể tuỷ - Xuất huyết - Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền | - Suy tuỷ - Tiền Leukemia |
Tăng | - Thiếu sắt - Bệnh HbH - b-thalasemia/S | - Thiếu sắt hay folat giai đoạn sớm - Thiếu phối hợp nhiều ytố tạo máu - Bệnh HbSS, SC - Xơ hoá tuỷ - Thiếu máu nguyên bào sắt | - Thiếu folat - Thiếu vitamin B12 - Tan máu miễn dịch - Ngưng kết tố lạnh |
Đăng nhận xét