Wiki Bệnh Học - Định Hướng Chuẩn Đoán Các Bệnh Thường Gặp, Thông Tin Kiến Thức Về Nhi Khoa, Nội Khoa, Ngoại Khoa, Lâm Sàng, Tài Liệu Ngành Y Và Sức Khỏe Cuộc Sống

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO Ở TRẺ BÚ MẸ

XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO Ở TRẺ BÚ MẸ


-        Giảm tỷ lệ Prothrombin do thiếu vitamin K: hay gặp nhất.
+        Hay xảy ra ở trẻ còn bú lứa tuổi 2 tuần đến 3 tháng tuổi.
+        Cơ chế: thiếu vitamin K à giảm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X à giảm tỷ lệ Prothrombin, thời gian đông máu kéo dài.
+        Nguyên nhân thiếu vitamin K do:
·         Máu mẹ truyền sang ít.
·         Gan trẻ chưa hoàn thiện.
·         Hệ vi khuẩn chí chưa sinh được nhiều vitamin K, nhất là với trẻ bú mẹ: 97% vi khuẩn chí là Lactobacilus Bifidus (trong khi trẻ uống sữa bò thì nhiều vi khuẩn: Lactobacillus Acidophilus, E.coli, Enterococus là những VK có nhiều khả năng sinh vitamin K hơn).
+        Một số yếu tố nguy cơ:
·         Giới: trẻ em 2 tuần đến 3 tháng con trai hay mắc.
·         Trẻ được nuôi sữa mẹ đơn thuần (sữa mẹ chứa 15 mg vitamin K/ml, sữa bò chứa 60 mg vitamin K/ml).
·         Mẹ của trẻ ăn uống kiêng khem trong thời kì cho con bú.
·         Không được tiêm phòng vitamin K lúc đẻ.
-        Các nguyên nhân gây thiếu vitamin K thứ phát:
+        Bệnh lí gan mật:
·         Viêm gan virut.
·         Dị dạng đường mật bẩm sinh, kén ống mật chủ.
·         Xơ gan.
+        Bệnh lí đường tiêu hoá khác:
·         Hội chứng kém hấp thu.
·         Xơ nang tuỵ.
·         Không có β - lipoprotein máu (Abetalipo proteinemie).
·         Ỉa chảy kéo dài.
+        Sử dụng các chất chống đông kéo dài.
+        Một số bệnh nhiễm trùng nặng (Osler, viêm não-màng não).
+        Sử dụng kháng sinh kéo dài.
-        Nguyên nhân hiếm gặp:
+        Các bệnh gây rối loạn đông máu, chảy máu: bệnh bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, Hemophilie...
+        Do chấn thương sọ não.
+        Do dị dạng mạch máu não: hiếm gặp.


-        Dự phòng bằng vitamin K1 cho tất cả trẻ sơ sinh ngay sau sinh.
-        Liều:
+        Cách 1: uống Vitamin K1 2 mg vào 3 thời điểm: ngay sau sinh, 2 tuần sau, và 4 - 6  tuần sau.       
+        Cách 2: tiêm bắp Vitamin K1 1 mg vào các thời điểm: ngay sau sinh, và có thể tiêm nhắc lại 15 - 30 ngày sau.
+        Nếu trẻ bị ỉa chảy hoặc viêm gan phải dùng liều nhắc lại (kéo dài).
+        Nếu trẻ bị viêm gan, vàng da: Vitamin K1 1mg/lần/tháng.??
-        Theo dõi chặt chẽ trẻ có rối loạn cầm máu.

-        Khám thai định kỳ để tránh đẻ khó, đẻ non.
-        Sinh hoạt và lao động hợp lí, tránh đẻ non.
-        Ăn uống đầy đủ, thức ăn có đủ dinh dưỡng; không ăn kiêng.
-        Dự phòng vitamin K1 cho mẹ 15 ngày trước sinh: tiêm bắp vitamin K1 5- 10mg.

-        Hay gặp ở trẻ 2 tháng - 3 tuổi.
-        Lâm sàng nổi bật một diễn biến đột ngột, cấp tính với các triệu chứng:
+        Cơn khóc thét, quấy khóc hoặc khóc rên.
+        Nôn trớ, bỏ bú.
+        Da xanh nhanh.
+        Co giật toàn thân hay cục bộ.
+        Hôn mê sau đó hoặc hôn mê ngay từ đầu.
+        Một số có sốt, biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp trên: ho, chảy mũi.
-        Thần kinh:
+        Ý thức: lơ mơ, li bì hay hôn mê.
+        Co giật: toàn thân hay cục bộ.
+        Thóp phồng hoặc giãn khớp sọ.
+        Dấu hiệu TK khu trú: lác mắt, sụp mi, giãn đồng tử, hoặc giảm vận động 1 hoặc 2 chi hay nửa thân.
+        Giảm trương lực cơ.
-        Thiếu máu nặng (thường gặp):
+        Da xanh, niêm mạc nhợt, nhịp tim nhanh, có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu do thiếu máu.
+        Triệu chứng thiếu máu này mới xuất hiện.
-        Các dấu hiệu nặng:
+        RL hô hấp: trẻ thở chậm dần, có cơn ngừng thở, tím tái.
+        RL tuần hoàn: da xanh, nổi vân tím. Rối loạn nhịp tim, HA tụt…
+        RL thân nhiệt: tăng hoặc giảm nhiệt độ.
+        Nặng hơn nữa: liệt mềm tứ chi (giảm trương lực cơ toàn bộ), hôn mê, tư thế mất não, mất phản xạ ánh sáng.

-        Chọc dịch não tuỷ:
+        Dịch máu không đông (máu đỏ tươi hoặc màu hồng, để 30’ không đông): xuất huyết não - màng não.
+        Màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt: xuất huyết não - màng não đến muộn.
+        Dịch trong: do xuất huyết não trên lều tiểu não hoặc xuất huyết ngoài màng cứng

Chỉ định
Chống chỉ định
-        Không có tăng áp lực sọ não
-        Sau tiêm vitamin K 2 - 4 giờ
-        Tăng áp lực sọ não
-        Lâm sàng biểu hiện xấu đi.
-        Viêm mủ vị trí chọc DNT (thắt lưng)
-        SHH, RL tuần hoàn nặng nề
-        Siêu âm qua thóp: phân độ tổn thương.
+        Độ 1: XH mạch mạc quanh não thất.
+        Độ 2: XH trong não thất.
+        Độ 3: XH trong não thất và gây giãn não thất.
+        Độ 4: độ 3 và xuất huyết trong não.
-        Chụp CT Scanner, MRI cho chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ chảy máu (phân độ tổn thương não như phân độ trong siêu âm). Có chỉ định ở trẻ đẻ đủ tháng.    
-        Vị trí chảy máu: dưới màng cứng, dưới màng nhện, chảy máu trong não thất, chảy máu trong não. Trẻ nhỏ thường chảy máu màng não và trong não.

-        Công thức máu: biểu hiện thiếu máu nặng: hồng cầu, Hb giảm nặng
-        Rối loạn đông máu trong trường hợp nguyên nhân là thiếu VTM K:
+        Thời gian đông máu kéo dài (>7 phút).
+        Thời gian APTT kéo dài
+        Tỷ lệ Prothombin giảm.
+        Các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K: II, VII, IX, X giảm.

-        NN gan mật: SÂ bụng, CTScanner bụng.
-        Dị dạng mạch: CT Scanner, chụp ĐM...

4.      Chẩn đoán xác định:
-        Lâm sàng:
+        Bệnh xảy ra có tính chất đột quị.
+        HC màng não, não.
+        HC thiếu máu cấp và nặng.
-        Cận lâm sàng:
+        Chọc dò DNT ra máu không đông
+        Thời gian đông máu kéo dài, tỷ lệ Prothombin giảm
+        Siêu qqm qua thóp, CT Scanner, MRI có giá trị chẩn đoán vị trí tổn thương và chẩn đoán xác định trong trường hợp khó.

5.1.   Cầm máu: Vitamin K 5 mg tiêm bắp 3 - 5 ngày.
-        Là biện pháp hữu hiệu phải làm sớm.
-        Máu tươi: 20 - 30 ml/kg hoặc plasma tươi.
-        Thở Oxi.
-        Nếu ngừng thở: đặt nội khí quản, hô hấp hỗ trợ bằng thở máy.

-        Dexamethason 0,4 mg/kg TM x 2 lần/ngày x 2 ngày.
-        Manitol 20% 0,5 - 1 g/kg truyền TM 40 - 60 giọt/phút (không dùng cho trẻ sơ sinh).
-        Chú ý truyền bù dịch muối sau khi truyền Manitol (40 - 50 ml/kg/ngày).
-        Nếu thóp còn căng phồng: Lasix 1,5 - 2 mg/kg tiêm TM, nhắc lại sau 8 - 10 giờ và  kiểm soát tốt ĐGĐ.
-        Không dùng các dung dịch ngọt nhiều đường vì nó sẽ gây toan hoá vùng tổn thương.
-        Trong tình trạng não phù không nên chọc dịch não tuỷ vì tránh nguy cơ tụt hạnh nhân tiểu não. Nên chọc sau 2 - 3 ngày điều trị.

-        Phenolbarbital 6-10 mg/kg tiêm bắp
-        Hạn chế dùng Seduxen vì gây ức chế trung tâm hô hấp.

-        Sốt cao > 38,5 độ à hạ sốt.
-        Hạ nhiệt à ủ ấm.

-        Để trẻ nằm yên tĩnh, nâng cao đầu 20 – 30onghiêng phải và sau luôn phải thay đổi tư thế để giảm áp lực nội sọ và giảm chệch bản lề khớp sọ.
-        Trẻ hôn mê phải xoa bóp, thay đổi tư thế, tránh loét, ủng mục.
-        Nuôi dưỡng qua sonde hoặc bằng đường TM.
-        Theo dõi sát diễn biến bệnh để phát hiện các bất thường.

-        Mổ lấy máu tụ nếu có máu tụ khu trú dưới màng cứng hoặc trong nhu mô.


Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget