Bệnh vàng da là sự đổi thành màu vàng của da, niêm mạc và các dịch trong cơ thể (dịch não tủy, dịch khớp, dịch trong các nang) là kết quả của tình trạng tăng bilirubin theo sau là sự lắng đọng của sắc tố mật trong các mô giàu elastin.
Người Hy Lạp cho rằng ánh mắt của chim vàng anh có thể chữa bệnh vàng da, vì vậy chúng có tên là icterus (tiếng Hy Lạp – Ikteros có nghĩa là chim vàng anh). Từ đồng nghĩa: Jaundice.
Thông thường, vàng da biểu hiện lâm sàng khi lượng bilirubin trong huyết thanh vượt mức 2-3 mg/dl ở trẻ lớn, người lớn và 5 mg/dl ở trẻ sơ sinh.
Kinh nghiệm khám thực thể bệnh vàng da
Các vị trí để tìm bệnh vàng da:
Trước khi thăm khám: Tốt nhất là sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày (có thể không phát hiện được khi dùng ánh sáng nhân tạo). sử dụng máy đo nồng độ bilirubin qua da đối với trẻ em nếu không có ánh sáng tự nhiên.
Các vị trí:
1. Kết mạc nhãn cầu trên (củng mạc)
2. Vòm miệng
3. Mặt dưới lưỡi
4. Gan bàn tay và gan bàn chân
5. Bề mặt da chung
Ở những người da trắng, dễ dàng nhận thấy nhất ở trên mặt, thân và củng mạc trong khi đối với những người có da sẫm màu hơn nó được xác định rõ rệt nhất ở vòm miệng, củng mạc và kết mạc.
Đánh giá vàng da ở kết mạc nhãn cầu trên:
Bằng cách nào (kỹ thuật)? Kéo cả 2 mí mắt trên của bệnh nhân lên trên cùng một lúc và yêu cầu bệnh nhân nhìn xuống dưới.
Vì sao (lý do)? Trên thực tế, chúng ta không tìm kiếm lớp kết mạc nhãn cầu mà là lớp nền trắng của củng mạc nằm sau lớp kết mạc trong suốt. Củng mạc giàu elastin và bilirubin có ái tính mạnh đối với mô đàn hồi (mô giàu elastin)
Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh:
Trái: bình thường ; Phải: vàng da
|
Bằng cách nào? Ấn da sát vào bề mặt xương trong 5 giây để làm tái nhạt da và quan sát màu sắc. Ấn nhẹ nhàng ở vùng trán hoặc ngực.
Vì sao? Để làm mất màu hồng hay màu nâu thông thường từ đó có thể thấy được màu vàng.
Quy luật Kramer: Kramer nhận thấy quá trình diễn tiến toàn thân của vàng da với sự tăng bilirubin huyết thanh toàn phần và chia cơ thể trẻ thành 5 vùng, với 1 giá trị bilirubin huyết thanh toàn phần ước tính cho mỗi vùng.
1. Mức độ 1 (chỉ có mặt và cổ): 10mg/dl
2. 2 (phần thân trên rốn): 15mg/dl
3. 3 (phần thân dưới rốn cho đến đầu gối) 20mg/dl
4. 4 (cánh tay và cẳng chân): 25mg/dl
5. 5 (lòng bàn tay và gan bàn chân): >25mg/dl
Sắc thái/Màu sắc của vàng da:
1. Màu vàng có sắc đỏ (Rubin jaundice): Viêm gan
2. Màu vàng chanh với sắc đỏ (Flavin jaundice): Tan máu
3. Vàng lục (Verdin jaundice): Vàng da tắc mật
4. Xanh xám hoặc đen (Melas jaundice): Vàng da tắc mật kéo dài
Chẩn đoán phân biệt:
Vàng da là tình trạng duy nhất gây nên vàng ở củng mạc. Những nguyên nhân gây ra màu vàng ở da, nhưng màu của củng mạc vẫn bình thường là:
1. Ngộ độc Caroten: thường do tiêu thụ quá nhiều carotene- cà rốt và xoài, đu đủ.
2. Ngộ độc Lycopene: tiêu thụ quá nhiều cà chua
3. Acriflavine
4. Fluorescein
5. Uống acid picric
6. Thuốc: Quinarcine (Atabrine, Mepacrine), Busulfan
Một số gợi ý để chẩn đoán bệnh vàng da:
1. Nốt nhện, vú lớn (ở nam), móng trắng, hồng ban lòng bàn tay, co rút kiểu dupyutren: Xơ gan
2. Cổ trướng, lách to, giãn tĩnh mạch thành bụng, tĩnh mạch quanh rốn nổi (chân sứa): tăng áp tĩnh mạch cửa
3. Vòng Kayer-Fleischer và tâm thần kinh thay đổi: Bệnh Wilson
4. Nhiễm sắc tố xám: Nhiễm sắt
5. Trầy xước/bong da và u vàng dưới da: Xơ gan mật tiên phát
6. Suy tim trái hoặc phải nặng: Ứ trệ tuần hoàn hoặc thiếu máu đên tế bào gan
7. Sờ thấy túi mật không đau: U tụy (quy luật Courvoiser)
Sự khác nhau giữa Icterus và Jaundice:
Trong khi cả 2 đều được sử dụng như những từ đồng nghĩa, một số tác giả sử dụng Jaundice cho rối loạn sắc vàng của da và sử dụng Icterus cho củng mạc.
Nguồn Wiki Bệnh Học Tổng Hợp
Đăng nhận xét