Wiki Bệnh Học - Định Hướng Chuẩn Đoán Các Bệnh Thường Gặp, Thông Tin Kiến Thức Về Nhi Khoa, Nội Khoa, Ngoại Khoa, Lâm Sàng, Tài Liệu Ngành Y Và Sức Khỏe Cuộc Sống

TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 1


Sau đây là tổng hợp các kiến thức này giúp tóm tắt những khái niệm, nguyên lý và các chi tiết nổi bật nhất trong lĩnh vực nhi khoa và những điều thường gặp nhất trong khi thi cử.




Top 100 điều cần biết nhi khoa

Top 100 điều cần biết nhi khoa



1 .Luôn phải nghĩ đến nguyên nhân xoắn buồng trứng trong chẩn đoán phân biệt khi có tình trạng đau bụng ở trẻ gái, đặc biệt trong độ tuổi từ 9-14 tuổi, vì đây là độ tuổi các điểm xoắn tại nang buồng trứng thường xảy ra do trục hormone sinh dục đang trưởng thành


2. Khám vùng chậu không cần thiết khi kê toa thuốc ngừa thai đường uống cho người vị thành niên không có yếu tố nguy cơ. Đặc biệt nên thực hiện tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục và khả năng loạn sản cổ tử cung, nhưng trì hoãn sử dụng thuốc ngừa thai là không cần thiết vì làm tang nguy cơ mang thai

3. Các biện pháp ngừa thai khẩn cấp nên được thảo luận sử dụng ở độ tuổi thiếu niên (adolescents) có hoạt động tình dục; 90% thai kỳ ở độ tuổi vị thành niên là ngoài ý muốn.

4. Can thiệp về dinh dưỡng và hormone có thể cần thiết cho một trẻ gái năng động hoặc một phụ trẻ có xuất hiện”tam chứng nữ vận động viên” , bao gồm các tình trạng riêng biệt nhưng có lien quan với nhau như rối loạn ăn uống, vô kinh và loãng xương

5. Người vị thành niên với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn hành vi có nguy cơ cao bị rối loạn do lạm dụng thuốc. Lạm dụng thuốc thường đi kèm với rối loạn tâm thần

6. Ở trẻ tiền thiếu niên (preadolescents) và những năm đầu của tuổi thiếu niên, béo phì thường đi kèm tình trạng tăng tuổi xương và tăng chiều cao so với bạn bè cùng lứa không béo phì. Tầm vóc lùn tương đối ở bệnh nhân trẻ béo phìcó thể có nguyên nhân bệnh nội tiết.

7. Bệnh lý mạn tính thường gặp nhất của trẻ em là sâu răng sớm (early dental caries) .

8. Vết chai trên khớp bàn- đốt của ngón trỏ và /hoặc giữa ( dấu hiệu Russell) có thể chỉ lá dấu của chấn thương lặp đi lặp lại do nỗ lực tự gây ói ở những bệnh nhân rối loạn ăn uống.

9. 3 đặc điểm chủ yếu của tự kỷ (autism) là suy giảm tương tác xã hội, mất hoặt bất thường phát triển lời nói ngôn ngữ, mối quan tâm hạn hẹp , và các vật thẻ lặp đi lặp lại hoặc rạp khuôn định hình

10. Trẻ nói hai ngôn ngữ(cha mẹ ngôn ngữ khác nhau) sẽ có tự phát triển ngôn ngữ bình thường; một gia đình nói hai ngôn ngữ không nên được coi là chậm nói ở trẻ

11. Hầu hết các trường hợp giảm thị lực(amblyopia) xảy ra một bên, các nghiệm phapr kiểm tra thị lực với cả 2 mắt mở không đủ để đánh giá.

12. “Tiến trình dị ứng” (atopic march) là hiện tượng mà trong đó khoảng một nửa trẻ nhũ nhi có viêm da cơ địa sẽ dần xuất hiện hen, và hai phần ba các trẻ sẽ hình thành viêm mũi dị ứng.

13. Nên nghi ngờ có viêm da tiếp xúc khi ban có ranh giới rõ ràng, hình dạng bản đồ và/hoặc dạng lằn tự nhiên và có thể xuất hiện ở những vị trí không thường gặp đặc trưng ( ví dụ: dái tai, vùng bàn chân chịu trọng lực)

14. Các trẻ bị bệnh kawấki thể không điển hình thường là trẻ nhỏ < 1 tuổi và đa số các trường hợp không nổi hạch cổ hoặc thay đổi tứ chi.

15. Trể sơ sinh có các thương tổn đường vùng thắt lung cùng ( ví dụ: lõm cùng cụt, rậm long, bướu mỡ) ở trên nếp lằn mông nên tầm soát hình ảnh học để tìm dị tật hở ổng thần kinh ( thể ẩn)

16.Mụn trứng cá ở trẻ nhũ nhi (ìnantile acne) bắt buộc phải tầm soát nguyên nhân nội tiết để loại trừ dậy thì sớm.

17. Đặc điểm thường gặp nhất khi thăm khám cơ quan sinh dục của một trẻ sau khi bị nghi ngờ lạm dụng tình dục là không thấy bất thường nào.

18.Epinephrine liều cao hiện không còn được khuyến cáo trong hồi sức nhi khoa do phương pháp này không cho thấy có lợi ích hơn so với sử dụng liều tiêu chuẩn và thực tế có thể có hại trong trường hơpj ngưng tim thứ phát do ngạt ( asphyxia).

19. bước quan trọng nhất trong điều trị tất cả phơi nhiễm hóa chất ( kể cả khủng bố) là chiến lược khử nhiễm ban đầu bằng cách cởi bỏ áo quần ngay lập tức, điều này có thể giúp loại bỏ khoảng 90% chất gây nhiễm.

20. Trong trường hợp bị cắn, kháng sinh dự phòng cho thấy làm giảm đáng kể nhiễm trùng chỉ trong 2 trường hợp sau: vết cắn vào tay hoặc cắn do người. Một vài chuyên gia khuyến cáo nên điều trị kháng sinh cho những vết thương có nguy cơ cao khác như do mèo cắn, vết thương ở chân, vết thương do đâm và vết thương được chăm sóc sau 12h sau khi bị thương.

21. Xem xét sử dụng prostaglandin E1 để duy trì sự tồn tại của ống động mạch ở trẻ sơ sinh < 1 tháng tuổi có biể hiện sốc với bằng chứng suy tim xung huyết và xanh tím bởi khả năng mắc các dị tật tim phụ thuộc ống động mạch, ví dụ như hội chứng thiểu sản tim trái.

22. Nguyên nhân tử vong do quá liều thuốc thường gặp nhất ở trẻ em và thiếu niên tại hoa kỳ là do acetaminophen, nguyên nhân do thuốc được lưu hành rộng rãi và thường ngộ độc do tai nạn hoặc tự sát.

23.Khối ở đường giữa cổ thường lien quan đến tuyến giáp hoặc di tích của tuyến giáp, ví dụ như nang ống giáp lưỡi.

24. Do có khoảng 20-40% các trường hợp bứou giáp đơn ở tuổi thiếu niên là ác tính, cần phải có đánh giá tiếp theo nếu một bướu giáp được phát hiện.

25. Tiêm TM nhanh ban đầu mọt liều insulin ( thường là 0.1UI/kg) trước kia được dùng như điều trị chuẩn đái tháo đường, nhiễm ketone, hiện không còn được khuhyến cáo do không cần thiết và có thể tăng nguy cơ phù não.







Bài viết được dịch và trích dẫn từ cuốn: PEDIATRIC SECRETS, 5th Edition là cuốn sách nhi khoa hay nằm trong bộ sách SECRETS nổi tiếng của MOSBY. 


Xem thêm: 

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget