Wiki Bệnh Học - Định Hướng Chuẩn Đoán Các Bệnh Thường Gặp, Thông Tin Kiến Thức Về Nhi Khoa, Nội Khoa, Ngoại Khoa, Lâm Sàng, Tài Liệu Ngành Y Và Sức Khỏe Cuộc Sống

TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 2


TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 2, Sau đây là tổng hợp các kiến thức này giúp tóm tắt những khái niệm, nguyên lý và các chi tiết nổi bật nhất trong lĩnh vực nhi khoa và những điều thường gặp nhất trong khi thi cử.

nguồn ảnh: internet



TOP 100 ĐIỀU CẦN BIẾT NHI KHOA – PHẦN 2

26. Không giống như các trẻ bị đái tháo đường type 1, hầu hết trẻ bị đái thái đường typ 2 đều ít hoặc không sụt cân và không có hoặc hỉ tiểu nhiều và tiểu đê ở mức độ nhẹ. Hầu như đường niệu không kèm theo cetone niệu (mặc dù có đến 33% có cetone niệu).


27.Chứng gai đen (acanthosis nigricans) gặp trong 90% người trẻ chẩn đoán đái tháo đường typ 2.


28. Hơn 40% nhũ nhi dễ nôn trớ hơn 1 lần/ ngày.

29. Rửa dạ dày là mọt biện phápđơn giản để phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên với xuất huyết tiêu hóa dưới.

30.Các biến chứng lâu dài có thể xảy ra trên trẻ bị viêm ruột mạn tính (IBD) bao gồm: chậm phát triển, abcess, dò, sỏi thận và phình đại tràng nhiễm độc.

31. Nôn ra mật ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu có khả năng tắc ruột và là một cấp cứu tiêu hóa thật sự.

32. Ứ đọng thức ăn ở trẻ độ tuổi thiếu niên là biểu hiện thường gặp nhất của trẻ độ tuổi thiếu niên là viêm thực quản tăng bạch cầu eosin.

33. Khoảng 99% trẻ sơ sinh đủ tháng đi phân su trong 24h sau sinh. Khong thể đi phân su trong vòng 48h đầu tiên nên được xem là bất thường cho đến khi được chứng minh ngược lại.

34. Nguyên nhân gây tiêu máu thường gặp nhất của trẻ nhũ nhi <1 tuổi là viêm đại tràng dị ứng ( hoặc không đặc hiệu) thường được cho là do sữa bò.

35. Khoảng 80% trẻ sẽ vượt qua ( nghĩa là hình thành sự dung nạp) với tình trạng dị ứng thức ăn, đặc biệt là trứng sữa, lúc khoảng 10 tuổi hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% dung nạp với tình trạng dị ứng đậu phộng. Dị ứng thức ăn hình thành sau 3 tuổi ít có khả năng được khắc phục.

36. Ở các bệnh nhi bị hội chứng down và vấn đề hành, chúng ta không nên bỏ qua tình trạng nghe kém ( kể cả dẫn truyền và tiếp nhận), nghe kém xảy ra trong 2/3 các bệnh nhân bị hội chứng này, và điều này có thể là yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi.

37. Trẻ nhũ nhi với nghe kém tiếp nhận không hội chứng (nonsyndromic) nên được kiểm tra đột biến gen connexin 26. Đột biến ở gen này chịu trách nhiệm cho ít nhất 50% trường hợp nghe kém di truyền trên gene lặn nhiễm sắc thể thường và khoảng từ 10-20% tắt cả các trường hợp nghe kém trước khi tập nói.

38. Khi có từ 3 dị dạng nhỏ trở lên nên nghi ngờ có dị tật nghiêm trọng (major malformation).

39. Ngộ độc khí Co thường được chẩn đoán nhầm do triệu chứng biểu hiện giống cúm.

40. Chỉ định nhập viện trong các trường hợp bỏng đáng kể có tổnt hương bàn tay, bàn chân khớ, vùng đáy chậu hoặc bỏng viên chu.

41.Việc lý giải xét nghiệm phân có clostridium difficile ở trẻ nhũ nhi rất mơ hồ do có đến 70% trường hợp có vi khuẩn cư trú tại nơi này. Tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 6% lúc 2 tuổi và 3% lúc trên 2 tuổi, tương đương với tỉ lệ ở người lớn.

42. Són phân hầu như luôn luôn kèm với táo bón chức năng ( mức độ nặng) và không phải bệnh Hirsprung.

43. Bệnh cảnh lâm sàng điển hình của viêm ruọt thừa cấp là chán ăn, sau đó đau bụng, kèm buồn nôn và nôn, sau đó khu trú lại ở ¼ bụng dưới bên phải. Tuy nhiên có sự biến thiên rất lớn ở các triệu chứng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

44. Khi không có tình trạng thiếu máu cũng không loại trừ được khả năng thiếu sắt do tình trạng thiếu hụt sắt tiến triển tương đối trước khi thiếu máu xuất hiện.

45. Sau bổ sung sắt trong thiếu máu thiếu sắt hồng cầu lứoi sẽ tăng gấp đôi trong 1-2 tuần và hemoglobin sẽ tăng mỗi 1g/dL trong 2-4 tuần. Nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu thiếu sắt dai dẳng là kém tuân thủ với quá trình điều trị.

46.Do có khoảng 30% trẻ bị hemophilia không có tiền sử gia đình và nguyên nhânlà do xuất hiện đột biến mới, ta cần nghi ngờ trên lâm sàng khi hiện diện mảng bầm nhiều và thường xuyên.

47. Có đến khoảng 20% trẻ độ tuổi thiếu niên bị rong kinh có tình trạng rối loạn chảy máu, thường gặp nhất là bệnh von willebrand và được khuyến cáo tầm soát bệnh này.

48. Ở các bệnh nhân hồng cầu hình liềm, việc sử dụng siêu âm Doppler xuyên thóp để đo lưu lượng máu nội sọ và truyền máu thường quy để làm giảm nồng độ hemoglobin S cho trẻ có trị số bất thường có khả năng giảm đột quỵ đáng kể.

49. Xác định nồng đọ các phân lớp IgG không có ý nghĩa ở trẻ nhỏ hơn 4 tuổi.

50. Nguyên nhân đặc hiệu được chẩn đoán nhiều nhất ở trẻ bị sốt sau khi đi du lịch là sốt rét. Hơn ½ dân số thế giới sống trong vùng lưu hành sốt rét.


Bài viết được dịch và trích dẫn từ cuốn: PEDIATRIC SECRETS, 5th Edition là cuốn sách nhi khoa hay nằm trong bộ sách SECRETS nổi tiếng của MOSBY.

Cardi Tran Nhan

Xem thêm:

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget